Xã hội càng phát triển, căn bếp không còn là biểu tượng của trách nhiệm đè nặng lên vai “người xây tổ ấm” như bao đời nữa, mà ngày càng có nhiều người muốn biến căn bếp của mình trở thành

Làm sao để căn bếp trở thành trái tim của ngôi nhà ?

Share:

Share on facebook

Xã hội càng phát triển, căn bếp không còn là biểu tượng của trách nhiệm đè nặng lên vai “người xây tổ ấm” như bao đời nữa, mà ngày càng có nhiều người muốn biến căn bếp của mình trở thành không gian sinh hoạt chung, nơi mà mọi thành viên có thể quây quần bên nhau chứ không phải mỗi người một góc như trước kia. Và mỗi khi có bạn bè đến thăm, bếp lại là không gian để tận hưởng các món ngon, kết giao chân tình. Khi chuẩn bị làm một tủ bếp mới, anh/chị hãy cân nhắc những điều sau đây để không gian bếp thực sự là trái tim của ngôi nhà anh /chị nhé.

1. Thiết kế không gian bếp mở

 

Nếu như trước đây, căn bếp thường được khép kín, nằm xa khu vực sinh hoạt, ăn ngủ thì hiện nay thiết kế không gian bếp mở kết hợp với phòng ăn, phòng khách rất tiện dụng cho sinh hoạt của mọi thành viên trong gia đình. Giúp tiết kiệm tối đa diện tích phù hợp với các ngôi nhà nhỏ, chung cư mà còn biến căn bếp trở thành trái tim của chính ngôi nhà … Không gian mở làm cho mọi góc nhà đều trở nên ấm cúng, không còn lạnh lẽo như trước đây nhưng vẫn giữ được sự riêng tư của từng nơi. Những ai phải ở nhà ngày qua ngày sẽ cảm nhận được hết những ưu điểm mà thiết kế không gian mở mang lại như:

 

  • Tạo ra một không gian thông thoáng, rộng rãi hơn. Điều này giúp căn nhà trở nên trẻ trung, hiện đại và mới mẻ hơn rất nhiều.
  • Tăng sự kết nối và tương tác giữa các thành viên trong gia đình một cách dễ dàng. Nhiều khi đây chính là cách để cả gia đình vào bếp, mọi người sẽ giúp nhau cùng nấu một bữa ăn và quây quần bên nhau. Với một không gian bếp mở cũng sẽ giúp cho anh/chị tăng khả năng quan sát nếu nhà có con nhỏ việc việc chúng ta vừa nấu ăn vừa quan sát con chơi đùa là điều rất dễ dàng.

2. Phân chia khu vực chức năng

 

Khi thiết kế tủ bếp anh/chị nên tuân thủ quy tắc “tam giác” để việc di chuyển trong quá trình làm bếp được thuận tiện nhất.  Ngoài ra, cần được bố trí thêm một số khu vực chức năng khác để đáp ứng nhu cầu sử dụng mà không làm thay đổi nguyên tắc tam giác bếp. Cụ thể gồm:

 

  • Khu vực chậu rửa sơ chế: là nơi làm sạch thực phẩm.
  • Khu vực bếp nấu: là nơi nấu chín thức ăn.
  • Khu vực lưu trữ thực phẩm: (Thường là tủ lạnh + tủ đứng): là nơi chứa thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau củ … đồ khô như bánh, kẹo, sữa… và các đồ lưu trữ khác.
  • Khu vực để đồ dùng: Khu vực đựng dao, thớt, nồi xoong, chảo, bát, đĩa…
  • Khu vực bàn soạn: Là nơi sơ chế thực phẩm trước khi nấu và bày đồ ăn chín trước khi đưa ra bàn ăn hoặc là nơi dành để ăn nhẹ.
  • Và khu “Tam giác” này phải có sự liên kết mật thiết với nhau trong không gian nhà bếp.

3. Thiết kế thêm đảo bếp

 

Đảo bếp được xem là biểu tượng trong các căn bếp hiện đại vì nó thể hiện sự sang trọng, quyền lực đồng thời cung cấp nhiều tính năng linh hoạt, hỗ trợ cho căn bếp trở thành trái tim của ngôi nhà. Sự hỗ trợ tuyệt vời giúp cho người làm bếp tiếp cận hiệu quả các khu vực, tiết kiệm thời gian và tích hợp khả năng lưu trữ làm căn bếp luôn gọn gàng, ngăn nắp. Tuy nhiên tùy vào mục đích sử dụng của anh/chị mà đảo bếp thực hiện các nhiệm vụ khác nhau như sau:

 

  • Đảo bếp chính là ranh giới phân chia phòng bếp với phòng khác trong không gian mở.
  • Đảo bếp còn là nơi sơ chế thực phẩm trước khi chế biến và là nơi đặt đồ ăn đã nấu chín trước khi đưa ra bàn ăn. Ở bàn đảo có thể đặt chậu rửa để rửa chén đĩa, thức ăn hoặc đặt bếp để có thể thao tác nấu nướng.
  • Đảo bếp cũng được nhiều gia đình thiết kế làm bàn ăn nhẹ, quầy bar, uống café với những chiếc ghế xinh xắn được đặt phía ngoài. Mỗi khi mọi thành viên đều ở nhà, mọi người dường như quây quần xung quanh bếp một cách tự nhiên. Có thể là cùng nhau nấu nướng hay trò chuyện, tán gẫu.

4. Lựa chọn các thiết bị bếp thông minh

 

Ngày nay với các thiết bị nhà bếp hiện đại thì việc nấu bếp dần trở nên đơn giản và đem đến sự tiện nghi hơn cho căn bếp. Không những thế, một gia đình hiếu khách cũng được thể hiện qua chính căn bếp. Anh/ chị có thể lắp đặt máy pha cafe lắp âm liền kề với lò nướng và lò vi sóng để thuận tiện pha chế cũng như hâm nướng thức ăn cùng một nơi, giúp cho việc tiếp nhiều khách cùng lúc rất thuận lợi, nhanh chóng. Hoặc chọn mua các loại tủ lạnh không có tiếng kêu để không làm nhiễu các cuộc trò chuyện,… Các thiết bị bếp thông minh sẽ giúp cho anh/chị tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức, để dành cho các công việc quan trọng hơn như chăm sóc bản thân, con cái, gia đình và công việc xã hội. Trên thị trường có rất nhiều thiết bị nhà bếp nhưng các thiết bị hay được người nội trợ lựa chọn nhiều nhất trong các năm gần đây:

  • Bếp từ hoặc bếp điện (hồng ngoại)
  • Máy hút mùi
  • Lò nướng và lò vi sóng
  • Máy rửa chén
  • Chậu rửa và vòi rửa
  • Tủ lạnh

5. Sắp xếp không gian lưu trữ hợp lí

 

Một căn bếp lộn xộn không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến việc bếp núc của anh/chị trở nên khó khăn. Vì thế việc sắp xếp đồ đạc một cách hợp lí và lưu trữ gọn gàng là điều rất cần thiết. Nên trước khi bắt tay vào thiết kế không gian bếp anh/chị cần cân nhắc kĩ đồ dùng nhà mình thường sử dụng là gì? nhiều hay ít? Từ đó anh/chị có thể tính toán thiết kế các dạng tủ đứng chứa đồ, hay thiết kế các ngăn kéo có kích thước khác nhau, để anh/chị có thể sử dụng những món đồ có kích thước tương ứng hoặc thiết kế thêm các vách ngăn để tách đồ dùng như dao thìa, muỗng nĩa. Việc thiết kế các tủ cánh mở giúp anh/chị có thể lắp đặt các phụ kiện inox như rổ úp xoong nồi, kệ gia vị, thùng gạo…. tất cả giúp cho căn bếp trở nên gọn gàng và ngăn nắp hơn.

Một căn bếp lộn xộn không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến việc bếp núc của anh/chị trở nên khó khăn. Vì thế việc sắp xếp đồ đạc một cách hợp lí và lưu trữ gọn gàng là điều rất cần thiết. Nên trước khi bắt tay vào thiết kế không gian bếp anh/chị cần cân nhắc kĩ đồ dùng nhà mình thường sử dụng là gì? nhiều hay ít? Từ đó anh/chị có thể tính toán thiết kế các dạng tủ đứng chứa đồ, hay thiết kế các ngăn kéo có kích thước khác nhau, để anh/chị có thể sử dụng những món đồ có kích thước tương ứng hoặc thiết kế thêm các vách ngăn để tách đồ dùng như dao thìa, muỗng nĩa. Việc thiết kế các tủ cánh mở giúp anh/chị có thể lắp đặt các phụ kiện inox như rổ úp xoong nồi, kệ gia vị, thùng gạo…. tất cả giúp cho căn bếp trở nên gọn gàng và ngăn nắp hơn.

 

Qua bài viết này, hy vọng sẽ giúp anh/chị hiểu hơn phần nào về các cách tạo cho không gian bếp nhà mình trở thành chính trái tim của ngôi nhà.

 

Mỹ Khang Team

Share:

Share on facebook

Bài viết liên quan

Ai nói bếp nhỏ không đẹp

Để cải thiện căn bếp nhỏ trở nên thông thoáng, ấn tượng và tiện nghi hơn, Mỹ Khang gợi ý cho anh/chị một số ý tưởng thiết kế sau Ai

Gọi cho chúng tôi
Chat với chúng tôi qua Zalo Liên hệ với chúng tôi qua Facebook Xem vị trí Showroom